746 Nguyễn Đình Chiểu, P1, Q.3, TP. HCM
Danh mục

Thủ tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc biệt cần lưu ý?

26/12/2019 2127 lượt xem

Đám cưới Việt Nam bao gồm những nghi lễ mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc, tuy nhiên ở mỗi vùng miền, những nghi lễ ấy lại có một nét đặc trưng riêng. Thủ tục cưới hỏi miền Nam, nơi mà người dân có tính cách phóng khoáng thì các nghi lễ được thực hiện có phần thoải mái và nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn cần đảm bảo sự trang trọng và thiêng liêng

Thủ tục cưới hỏi miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, đám hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Trình tự trong thủ tục cưới hỏi miền Nam

Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, hôn lễ sẽ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.

Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại, chỉ diễn ra một lần trong cuộc đời của mỗi người. Vì lẽ đó, Cưới Hỏi Trầu Cau  luôn mong muốn mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho các đôi uyên ương trong ngày hạnh phúc.

Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ vật cho đám cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong các thủ tục cưới hỏi, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”, cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa).

Theo thủ tục cưới hỏi miền Nam, trưởng tộc sẽ mở một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “lấn lướt chồng.

Sau đó sẽ tiến hành lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ “ông bà quá vãng” – cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân – cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

Ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức tiệc cưới ở nhà hàng

Hiện nay, ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức lễ cưới ở nhà hàng. Nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại mỗi nhà hàng có chút khác biệt, nhưng thường là: MC mời cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện nhà trai/nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Tiếp theo cô dâu chú rể dâng rượu cha mẹ hai bên, rồi uống rượu giao bôi. Sau đó, đôi tân lang, tân nương cắt bánh cưới và đi chào bàn quan khách.

Lễ cưới luôn là một lễ đặc biệt trong mọi gia đình Việt Nam, tuy không có sử sách nào ghi lại chi tiết những thủ tục cưới hỏi miền Nam này nhưng bằng hình thức truyền miệng, các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy đến ngày nay. Lễ cưới chính là dịp thể hiện những nét tinh túy, nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
  • TIỆC CƯỚI HIỆN ĐẠI VỚI TÔNG MÀU TÍM HỒNG VÀ NHỮNG LOÀI HOA NHIỆT ĐỚI

    Với các cặp đôi yêu thích phong cách hiện đại, cá tính, thích cảm giác tươi mới, năng động, chủ đề tiệc cưới hiện đại chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các bạn. Với chủ đề hiện đại, các tông màu nóng, nổi bật sẽ phù hợp hơn so với các tông màu mát, nhẹ nhàng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn trang trí tiệc cưới với tông màu tím, hồng làm chủ đạo, trang trí phông nền và các phụ kiện theo cùng phong cách này sẽ tạo sự thống nhất và độc đáo cho tiệc cưới.
  • Hoa bàn tiệc cưới cao lộng lẫy sắc xuân

    Hoa cao trang trí nổi bật trên bàn tiệc đám cưới sẽ thu hút sự chú ý của khách mời. Đây cũng là chi tiết thể hiện sự sang trọng, lộng lẫy rõ nét và gần gũi nhất với khách. Điều đặc biệt cần lưu ý khi chọn bình hoa cao đó là cần giữ được sự chắc chắn, đồng thời không nên đặt bàn quá sát nhau, khiến bình hoa che lấp hết không gian tiệc.
  • Hoa trang trí tiệc cưới – Điểm nhấn ý nghĩa ngày uyên ương kết đôi

    Hoa trang trí tiệc cưới là một trong những thứ không thể thiếu trong những ngày trọng đại của cuộc đời mỗi người, giúp tạo nên một không gian tinh tế, trang trọng và cực lãng mạn.
  • Ý Nghĩa Từng Mâm Quả Ngày Cưới

    Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp truyền thống và lưu giữ nét văn hóa của dân tộc trong ngày cưới Việt Nam. Mâm quả đươc xem là sính lễ mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện sự chân thành, lời mở đầu kết giao giữa hai nhà, mở đầu cho một mối quan hệ mới.
  • Trang trí bàn thờ gia tiên đẹp trong ngày cưới không thể không biết điều này

    Bàn thờ gia tiên là khu vực chính nơi diễn ra các nghi thức trong ngày cưới, vì vậy cùng với các khu vực và không gian khác trong gia đình, bàn thờ gia tiên cũng cần được trang trí và làm đẹp.
  • CÁCH TỰ TRANG TRÍ ĐÁM HỎI TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN MÀ ĐẸP

    Là nghi thức quan trọng trước khi đám cưới diễn ra, đám hỏi là nghi thức nhà trai mang sính lễ hay còn gọi là tráp ăn hỏi sang nhà cô dâu để xin phép ông bà tổ tiên, người sinh thành ra cô dâu trước khi tổ chức lễ cưới.
Top