746 Nguyễn Đình Chiểu, P1, Q.3, TP. HCM
Danh mục

" Lễ Lại Mặt " trong phong tục cưới của người Việt

23/12/2019 1487 lượt xem

Cuộc sống càng hiện đại, tân tiến, người ta càng muốn tìm về những truyền thống xa xưa. Các cô dâu chú rể cũng rất chú trọng một số phong tục quan trọng của đám cưới được ông bà truyền lại.

Họ tin là điều này sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho cuộc sống vợ chồng sau này. Một trong những Phong Tục Cưới của người Việt Nam mà các cô dâu chú rể quan tâm nhất hiện nay là lễ lại mặt.

Lễ lại mặt là nghi thức thực hiện sau đám cưới, thường thì cách đám cưới khoảng 3-5 ngày để cô dâu và chú rể về gặp ba mẹ ruột của cô dâu.

Lễ lại mặt xuất hiện trong phong tục đám cưới của người Việt từ xưa, nó có ý nghĩa giúp cô dâu xoa dịu nỗi buồn xa nhà, nhớ cha mẹ và người thân. Sau đám cưới ít nhất 3 ngày gia đình nhà trai cùng với chú rể và cô dâu đi tới nhà gái để cô dâu gặp gỡ người thân của mình.

Xem thêm: Trang Trí Lễ Gia Tiên

Trong ngày gặp gỡ này, ba mẹ cô dâu cũng sẽ an ủi, động viên và chia sẻ những điều nên biết khi sống trong gia đình mới – gia đình chồng. Đây cũng là cơ hội để chú rể và gia đình nhà trai tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhà gái. Có thể trong đám cưới vì nhiều việc bận rộn nên gia đình hai bên có có dịp tâm sự nhiều cùng nhau. Vì vậy, lễ lại mặt là nghi thức vô cùng cần thiết.

 

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Xem thêm: Trang Trí Lễ Gia Tiên

Ngày xưa, trong phong tục cổ, ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, trong lễ lại mặt, nếu nhà trai chuẩn bị một cái đầu lợn bị cắt lỗ tai thì tức là có hàm ý muốn trả lại cô dâu cho nhà gái vì đã thất tiết. Còn ngày nay, bình thường lễ vật thường là đầu lợn, bánh trái, hoa quả, trà rượu hay trầu cau đơn giản. Lễ vật càng hậu hĩnh càng chứng tỏ sự hài lòng của nhà trai về cô con dâu mới.

Lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

- Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

- Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.

Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới Việt. Nhưng nhiều nơi, vì điều kiện xa xôi nên nhiều người cũng miễn. Tuy vậy, nếu có điều kiện thì nên duy trì, vì đây là một nét đẹp văn hóa đáng để lưu giữ.

Bài viết cùng chuyên mục
  • TIỆC CƯỚI HIỆN ĐẠI VỚI TÔNG MÀU TÍM HỒNG VÀ NHỮNG LOÀI HOA NHIỆT ĐỚI

    Với các cặp đôi yêu thích phong cách hiện đại, cá tính, thích cảm giác tươi mới, năng động, chủ đề tiệc cưới hiện đại chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các bạn. Với chủ đề hiện đại, các tông màu nóng, nổi bật sẽ phù hợp hơn so với các tông màu mát, nhẹ nhàng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn trang trí tiệc cưới với tông màu tím, hồng làm chủ đạo, trang trí phông nền và các phụ kiện theo cùng phong cách này sẽ tạo sự thống nhất và độc đáo cho tiệc cưới.
  • Hoa bàn tiệc cưới cao lộng lẫy sắc xuân

    Hoa cao trang trí nổi bật trên bàn tiệc đám cưới sẽ thu hút sự chú ý của khách mời. Đây cũng là chi tiết thể hiện sự sang trọng, lộng lẫy rõ nét và gần gũi nhất với khách. Điều đặc biệt cần lưu ý khi chọn bình hoa cao đó là cần giữ được sự chắc chắn, đồng thời không nên đặt bàn quá sát nhau, khiến bình hoa che lấp hết không gian tiệc.
  • Hoa trang trí tiệc cưới – Điểm nhấn ý nghĩa ngày uyên ương kết đôi

    Hoa trang trí tiệc cưới là một trong những thứ không thể thiếu trong những ngày trọng đại của cuộc đời mỗi người, giúp tạo nên một không gian tinh tế, trang trọng và cực lãng mạn.
  • Ý Nghĩa Từng Mâm Quả Ngày Cưới

    Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp truyền thống và lưu giữ nét văn hóa của dân tộc trong ngày cưới Việt Nam. Mâm quả đươc xem là sính lễ mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện sự chân thành, lời mở đầu kết giao giữa hai nhà, mở đầu cho một mối quan hệ mới.
  • Trang trí bàn thờ gia tiên đẹp trong ngày cưới không thể không biết điều này

    Bàn thờ gia tiên là khu vực chính nơi diễn ra các nghi thức trong ngày cưới, vì vậy cùng với các khu vực và không gian khác trong gia đình, bàn thờ gia tiên cũng cần được trang trí và làm đẹp.
  • CÁCH TỰ TRANG TRÍ ĐÁM HỎI TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN MÀ ĐẸP

    Là nghi thức quan trọng trước khi đám cưới diễn ra, đám hỏi là nghi thức nhà trai mang sính lễ hay còn gọi là tráp ăn hỏi sang nhà cô dâu để xin phép ông bà tổ tiên, người sinh thành ra cô dâu trước khi tổ chức lễ cưới.
Top