“Lễ cưới” – hai từ ngắn gọn nhưng bao gồm trong đó là rất nhiều nghi lễ, thủ tục khác nhau. Và mâm quả là lễ vật không thể thiếu trong một đám cưới, với sự đa dạng văn hóa, mỗi vùng miền lại có cách thức, thủ tục cưới hỏi riêng. Chính vì vậy mà số lượng và các món đồ trên mâm quả giữa các miền cũng không giống nhau. Qua kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành trang trí tiệc cưới, Trầu Cau xin được giới thiệu với các bạn cách trang trí mâm quả trong ngày cưới theo phong tục ở cả hai miền Nam và Bắc.
Miền Nam
Theo quan niệm trong Nam thì số chẵn tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, trọn vẹn, đủ đầy. Bởi vậy khi chuẩn bị số lượng mâm quả trong lễ hỏi phải luôn là số chẵn.
Trong tiếng Hán, số 6 được gọi là “lục”, người miền Nam suy ra thành “lộc”. Tương tự số 8 gọi là “bát” được suy ra là “phát”. Ý nghĩa của 2 con số này được hiểu là “phát lộc”, là may mắn. Chính vì vậy, người ta thường chọn mâm quả có 6 hoặc 8 mâm.
Thành phần của một mâm quả gồm có:
-
Trầu cau.
-
Trà rượu.
-
Bánh phu thê.
-
Trái cây.
-
Bánh kem.
-
Xôi gấc đỏ hình tim.
-
Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới.
-
Heo quay.
Tùy theo điều kiện của gia chủ, mâm quả có thể thay đổi linh hoạt, có thể thay đổi các món trái cây, bánh ngọt và đồ mặn, nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ trầu – cau và trà – rượu.
Lưu ý theo tục lệ miền nam
Ngày nay người ta thường chuẩn bị buồng cau có 105 quả, ý nghĩa chúc cho đôi uyên ương mới trăm năm hạnh phúc, thay vì con số 60 hay 80 như trước kia.
Số lá trầu cần gấp đôi số quả cau. Buồng cau có 105 quả cau thì phải có 210 lá trầu đi theo.
Khi chuẩn bị đồ mặn – ngọt, bạn có thể tùy chọn theo sở thích và điều kiện của mình, nhưng cần để ý các tên gọi, bởi người miền Nam thường hay suy ra ý nghĩa từ tên gọi. Chẳng hạn như quả cam ý cam chịu, quả lê ý lê lết… Ngoài ra, với mong muốn cuộc sống của đôi vợ chồng mới sẽ luôn ngọt ngào hạnh phúc nên những loại có vị chát, vị cay, vị đắng cũng được liệt vào danh sách cấm.
Tùy hoàn cảnh, có nhiều gia đình còn tặng cả mâm quả áo dài và trang sức để thể hiện tấm lòng thương yêu quan tâm của mẹ chồng với con dâu.
Màu sắc chủ đạo trong mâm quả cưới là những màu tươi sáng như màu ánh kim, màu hồng phấn, màu bạc… Nhưng chủ đạo vẫn là màu đỏ may mắn. Tại Trầu Cau, chúng tôi có đa dạng màu sắc, hợp trend giành cho bạn nếu bạn thích có mâm quả độc đáo.
Nên chọn các loại trái cây tươi ngon và bài trí hài hòa, bắt mắt cho mâm ngũ quả.
Miền Bắc
Trái ngược với người miền Nam, người ngoài Bắc lại thích số lẻ bởi theo quan niệm của họ đó là những con số mang lại may mắn và tài lộc, thể hiện sự dư dả. Tùy theo điều kiện của nhà trai mà số lượng mâm quả có thể nhiều hoặc ít, nhưng thường phổ biến là 5 hoặc 7 tráp.
Mâm quả được trình bày theo quy tắc số vật trong tráp là chẵn, còn số lượng tráp là số lẻ. Ví dụ số lượng tráp là 5 – 7 – 9, tráp hoa quả có 6 loại quả , tráp rượu có 2 chai rượu, tráp bánh ngọt có 100 cái bánh…
Thành phần của một tráp ăn hỏi:
-
Trầu cau.
-
Trà.
-
Mứt hạt sen/bánh phu thê/bánh cốm/bánh đậu xanh.
-
Rượu, thuốc lá.
-
Mâm ngũ quả.
-
Lợn sữa quay.
So với mâm quả ở miền Nam, tráp lễ ở miền Bắc có các loại bánh đặc sản như bánh cốm, bánh đậu. Và tráp rượu thường có thuốc lá đi kèm. Trầu cau và trà là hai tráp luôn phải có, những lễ khác có thể có tùy theo số lượng tráp.
Lưu ý theo tục lệ miền bắc:
Người miền Bắc quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện nên dù mâm lễ có ít hay nhiều thì phải có trầu cau.
Ngoài các mâm quả trên sẽ có một mâm có phong bì tiền, gọi là tiền nát được cho cô dâu để chuẩn bị sắm đồ cưới hoặc dùng để trang trí tiệc cưới. Mẹ chú rể sẽ cầm khay này trao cho mẹ cô dâu trước khi trao các mâm lễ khác.
Lễ vật được đựng trong tráp sơn son thiếp vàng và được bày biện rất tinh tế và đẹp mắt theo các hình khối tháp, phủ khăn rồng phượng đỏ.
Trên đây là hướng dẫn thủ tục và lưu ý giúp bạn có thể tự chuẩn bị mâm quả cho lễ ăn hỏi của mình. Nếu bạn không đủ thời gian chuẩn bị, hãy để Trầu Cau giúp bạn, chắc chắn bạn sẽ có mâm quả cưới tươi – đúng – đủ – đẹp.